Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Một số chú ý khi bạn dùng cây đàn violin

Một số chú ý khi bạn dùng cây đàn violin

Một số gợi ý cho bạn trong việc chăm sóc và bảo dưỡng cây đàn violin:

– Không nên tự sửa đàn ở nhà: chỉ một lỗi nhỏ của bạn có thể làm giảm đi giá trị của cây đàn rất nhiều. Chúng tôi chân thành khuyên bạn là mọi sự sửa chữa cho cây đàn nên được thực hiện bởi những người làm đàn/sửa chữa đàn chuyên nghiệp.

– Không đặt cây đàn ở gần nguồn nhiệt. Vào mùa đông nếu khí hậu hanh khô, bạn nên giữ cây đàn trong môi trường có tăng cường độ ẩm vì sự hanh khô có thể gây nên sự nứt gỗ của cây đàn. Có một dụng cụ tên là “Dampit”, nó không đắt tiền và có thể đặt vừa trong hộp đàn, có thể giữ cho cây đàn ở trong môi trường tốt hơn.

Một số chú ý khi bạn dùng cây đàn violin

Một số chú ý khi bạn dùng cây đàn violin

– Không bao giờ đặt cây đàn trong cốp xe ô tô. Vào mùa hè trời nóng, nhiệt độ cao có thể làm làm phồng hoặc chảy lớp sơn, làm nó xấu đi. Keo dán cũng có thể bị ảnh hưởng khi trời nóng, làm cho cây đàn bị vênh hoặc hở các mép đàn. Và rõ ràng là bạn không bao giờ nên để cây đàn của bạn dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.

– Bạn cũng không nên để cây đàn trong độ ẩm quá cao. Gỗ bị ảnh hưởng nặng trong điều kiện quá ẩm.

–  Không được đặt các loại keo dán, băng dính, giấy dán… lên trên cây đàn, vĩ đàn hay thậm chí là hộp đàn. Nếu bạn bắt buộc phải dùng, hãy dùng các loại băng dính hoặc giấy dán có keo rất nhẹ và chỉ dán ở khu vực phím đàn.

– Luôn nhớ để nới lỏng vĩ đàn sau khi chơi đàn.

– Dùng các loại vải sợi có nguồn gốc tự nhiên hoặc vải xô mềm để lau đàn (lau sạch nhựa thông) sau khi bạn kết thúc một ngày chơi đàn. Để lưu lại quá nhiều nhựa thông không tốt cho chất lượng âm thanh, cũng như cho chất lượng lớp sơn của đàn.

– Định kỳ kiểm tra cầu đàn (bride) xem nó có thẳng không. Một cầu đàn bị cong hoặc vênh sẽ có thể bị rơi ra hoặc gẫy.

– Thỉnh thoảng kiểm tra khóa dây đàn để chắc chắn là chúng không quá chặt. Nếu như chúng quá chặt, bạn cần nới lỏng chúng và lên dây đàn lại. Nhiều khi sự quá căng sẽ có thể làm cho dây đàn bị đứt.

-Khi bạn cần thay dây đàn, đừng thay tất cả các dây đàn cũ cùng một lúc. Bạn có thể sẽ làm khác đi vị trí chuẩn của cầu đàn, và dây hơi chùng có thể làm cho soundpost bị gẫy.

– Cẩn thận không đụng đầu của vĩ đàn vào bất cứ cái gì đặc (kể cả đụng một cách nhẹ nhàng) (even gently). Phần này của vĩ rất nhạy cảm, rất dễ bị gẫy và rất khó sửa chữa. Nếu bất kỳ phần nào của vĩ bị gẫy , bạn cần giữ nó cẩn thận và mang ngay vĩ đi sửa: phần này nếu cần phải thay thì sẽ đắt.

-Nếu bạn dùng tỳ vai, nhớ bỏ nó ra trước khi đặt đàn vào hộp và đóng hộp đàn lại. Vì nếu không, tỳ cằm có thể làm cho cây đàn không vừa hẳn với vỏ, và khi cố đóng vỏ, bạn sẽ có thể làm cho cổ đàn bị gẫy.

– Luôn luôn kiểm tra xem vỏ đàn có được đóng khớp và khóa cẩn thận không trước khi bạn nhấc hộp đàn lên.

– Đặt một danh thiếp có ghi rõ tên, địa chỉ và số điện thoại của bạn trong hộp đàn. Có thể lúc nào đó điều đó sẽ có ích.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ–NHẬN DẠY ĐÀN VIOLIN TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN XIN LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 

Website: https://danviolin.com/

Email: info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Lợi ích cho người lớn tuổi khi học đàn Violin
Hiện nay, Violin đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết: kết cấu đẹp mắt, âm thanh du…
Khái niệm về đàn Violin
Violon là một loại nhạc cụ âm nhạc được nhiều người yêu thích. Bạn đã nghe, đã ham mê và…
Lợi ích khi cho trẻ học đàn Violin
Ngày nay, các bậc phụ huynh thường hay chọn cho con mình một lớp nhạc cụ để theo học. Học…
Tại sao nên học đàn Violin?
Bạn đang trong quá trình tìm hiểu về việc học nhạc cụ? Bạn thắc mắc về một vài loại đàn,…
Lợi ích đến từ việc học đàn Violin
Đã bao giờ bạn cảm thấy việc học đàn Violin đem lại nhiều lợi ích bản thân? Thật vậy, việc…
Dạy đàn Violin tại nhà TP HCM
Trung tâm Gia sư Tài Năng Trẻ với đội ngũ gia sư giỏi về kiến thức âm nhạc, kiến thức…