Học tập cùng nhau (Working – together)
Trước khi học ở Nhật Bản, tôi từng không thích dạy trẻ con. Nhưng sau đó Suzuki đã dạy tôi về vai trò quan trọng của cha mẹ đối với học tập của con cũng như sự sáng tạo của trẻ. Tôi đã bắt đầu làm việc chặt chẽ để kết nối giữa cha mẹ và con nhằm cải thiện kết quả học đặc biệt trong độ tuổi thiếu nhi.
Từ đó tôi đi tới câu trả lời rằng một đứa trẻ nên bắt đầu học violin từ mấy tuổi?
Bạn đang chờ một con số? 3 – quá nhỏ chăng? 6- có hơi muộn nếu muốn con thành thần đồng? 10 – lúc đó có muộn quá hay vẫn ổn?
Tôi không thể đưa ra một con số. Dù cho khoa học có thí nghiệm để đưa ra một “ĐỘTUỔI VÀNG” trên sự phát triển của não bộ thì tôi vẫn nghĩ nó không ổn chút nào trên thực tế.
Câu trả lời được đưa ra sau khi tôi bắt đầu phỏng vấn cha mẹ trẻ. Họ có thể vui vẻ để bên con trong quá trình học, họ có đủ thời gian để tham gia các buổi thực hành cùng con hay động viên con học theo một cách nào đó? Họ có cam kết tham gia nghiêm túc như họ đang mong chờ ở con? Họ có chịu học hỏi để tạo ra ra một môi trường thuận lợi thúc đẩy khả năng của trẻ?
Bạn đừng nên nghĩ việc cho con học nhạc cụ là mua cho chúng một chiếc đàn, mời thầy tới dạy. Trước đó bạn cũng có thể cho con học nhạc từ khi còn trong bụng mẹ, hay lúc sơ sinh. Việc học nhạc, hay chơi nhạc cụ bất kì nên được tạo dựng và nuôi dưỡng trước đó để đứa trẻ có tình yêu, niềm vui thích, trên tất cả là nó được xây dựng trong sự liên kết tình cảm gia đình.