Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Tóm tắt lịch sử ra đời của Violin

Violin là một trong những nhạc cụ thuộc họ vĩ cầm. Tên gọi của các thành viên trong họ vĩ cần bắt nguồn từ chữ Vitula trong tiếng La Tinh trung đại (có nghĩa là “ nhạc cụ có dây’’). Trong đó có các nhạc cụ có từ thời trung cổ như fiddle, rebec và lira da braccio.

Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về họ nhạc cụ này theo dòng thời gian.

violin

violin

violin 2

violin 2

1.Nhạc cụ dây trong thời kỳ Trung Cổ

Các nhạc cụ có dây được chơi (dây được rung lên bởi một cây cung) có nguồn gốc từ Trung Á vào thế kỷ thứ IX. Tuy nhiên các nhạc cụ này vẫn được phát triển riêng trên nhiều châu lục khác song chúng dựa trên các kỹ thuật cũ. Tại Châu Âu, dựa trên các bằng chứng đáng tin cậy từ thế kỷ X, các nhạc cụ dây đầu tiên có hai hình thức.

Một trong những nhạc cụ sớm có như : the rebec ( rubebe, lira, gigue) có nguồn gốc từ Tây Ban Nha và các nước Ả Rập. Nó có hình quả lê với một, hai hoặc ba dây. Phần thân và cổ được tạc trên một mảnh gỗ và nó chưa có phần khung sườn, phím đàn. Chúng được cho là có liên quan đến đàn lia ( The lyre) có nguồn gốc ở Byzantium. Cả hai nhạc cụ đều được chơi khi đứng và có sự hỗ trợ từ ngực hoặc vai.

violin 3

violin 3

Hình thức thứ hai của nhạc cụ dây là fiddle ( fidicula Latin, French vielle), nó được phổ biến khắp châu Âu và tồn tại trong các loại Fiddle có từ một đến sáu dây, một hộp to, hộp âm hình bầy dục được ghép lại từ nhiều mảnh gỗ. Phần sườn nhỏ lại, và một bên cổ nâng lên. Ở giữa có các lỗ tròn sau này phát triển thành hai khe có hình lưỡi liềm. Chúng thường được thiết kế chơi ở vai trái và dùng để đệm hát. Fiddle phổ biến cho đến thế kỷ XVI và vẫn có thể tìm thấy chúng trong các hình thức nhạc cụ khác nhau của các nhiều nền văn hóa ngày nay.

2.Họ nhạc cụ Renaissance

Trước khi kết thúc thể kỷ XV, có sự kết hợp của giữa đặc điểm của nhạc cụ dây thời trung cổ dẫn đến sự xuất hiện của hai họ nhạc cụ riêng biệt: the viola da gamba được giữ bằng hai đầu gối và the viola da braccio được giữ bởi vai cùng cánh tay trái.

The viola da gamba có khung sườn cao bất thường hình vòm, hộp âm hình C hoặc F. Phần cổ mở rộng khỏi cơ thể, có bảy phím đàn và từ 5 -7 dây nằm trên một miếng đỡ hình cầu khá bằng phẳng. Vĩ có thể chơi nhiều hơn hai dây liền kề một lúc. Âm sắc trầm và êm dịu khiến âm thanh trở lên hài hòa.

violin 4

violin 4

The viola da braccio có phần sườn tròn lại, lỗ hình F, phần cổ được nâng lên để phù hợp với phần cơ thể và 4 dây được đặt trên miếng đỡ hình cầu cong( ngựa đàn). Nhờ đó âm sắc của nhạc cụ này đa đạng, mạnh mẽ hơn và phù hợp với việc chơi theo giai điệu.

violin 5

violin 5

3.Sự xuất hiện Violin ở Upper Italy

Violin là sự phát triển tiếp từ họ nhạc cụ The viola da braccio vào khoảng giữa năm 1520 – 1550 ở các thị trấn Upper Ý của Milan, Brescia, Cremona và đặc biệt là ở Venice. Thuật ngữ “ Violon” (tiếng Ý) có nguồn gốc từ “Viola” có nghĩa tổng quát là “ nhạc cụ dây nhỏ”. Sự tồn tại và phát triển Violin có được là nhở bởi nghệ nhân Andrea Amati (1500–1576) trong năm 1542. Lúc đó violin chỉ có ba dây : G3, D4 và A4. Đến 1550, cây đàn bốn dây đầu tiên mới xuất hiện bởi nghệ nhân Amati.

Từ đó, violin đã phát triển mạnh ở Ý, nó nhanh chóng thay thế cho tất các các nhạc cụ dây nhỏ khác của họ da braccio ( chơi ở cánh tay). Không có một nhạc cụ nào phát triển trước năm 1650 lại được dễ dãng chấp nhận bởi tính thực tiễn của âm nhạc. Sự phát triển tiếp theo của lịch sử âm nhạc phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi kỹ thuật chơi violin cũng như khả năng biểu diễn. Violin và họ nhạc cụ này chỉ được chơi bởi các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nó là một nhạc cụ thuộc tầng lớp quý tộc và thương gia. Tiếp đó là quá trình phát triển rộng lớn hơn ở châu Âu.

4.Thời kỳ hoàng kim (1600 – 1750)

Sự phổ biến của Violin đã dẫn đến sự xuất hiện của các trường nổi tiếng như: trường Cremonese được dẫn dắt bởi người con trai của Amati tới Nicola Amati (1596 – 1684). Trường Brescian đã đào tạo ra các nghệ nhân nổi tiếng như Gasparo da Salò (1540–1609) và học trò của ông là Giovanni Paolo Maggini (1580–1632). Trường Cremonese có Andrea Guarnieri (1626-1698) và sau đó là Antonio Stradivari (1644-1737). Antonio Stradivari được coi là nghệ nhân suất sắc với hơn một ngàn nhạc cụ trong đó có khoảng 600 cái được cho là vẫn tồn tại. Đó được coi là những nhạc cụ đỉnh cao của nghệ thuật violin. Dù với công nghệ hiện đại, kĩ thuật sản xuất nhạc cụ phát triển thì âm sắc vẫn không thể bằng các tác phẩm của Stradivarius. Từ kích thước đến mô hình của Stradivarius được mặc định là tiêu chuẩn cho nhạc cụ violin ở các thế hệ sau.

Tiếp đến là tác phẩm của Giuseppe Guarnieri, được gọi là “del Gesù” (1698-1744) được đánh giá cao bởi giai điệu, âm sắc. Bậc thầy vĩ đại nhất trong lịch sử Niccolò Paganini (1782-1840) từng chơi cây đàn violin do Guarnieri làm.

Nổi tiếng ở Pháp có nghệ nhân Nicholas Médart (1628-1672), ở Anh có Barak Norman (1678-1740). Riêng ở Vienna, quan trọng nhất có Daniel và Joseph Stadlmann (1720-1781).

Cuổi thế kỷ XVIII, các nghệ nhân chế tác vĩ cầm dần mất đi ở Ý khi mà công nghệ sản xuất dây chuyền trở lên thịnh hành. Các vật liệu mới với giá thành rẻ hơn, dễ kiếm hơn đã nhanh chóng thay thế cách chế tác thủ công. Nổi lên có nhà sản xuất ở Pháp như Nicolas Lupot (1758-1824).

5. Khoảng thời kỳ hiện đại năm 1800

Các cuộc cách mạng Pháp trong thời kỳ này đã gây ảnh hưởng sâu rộng tới thế giới âm nhạc. Từ những buổi biểu diễn, nhà tài trợ thu hẹp trong giới quý tộc và giai cấp tư sản nó đã chuyển mình trở thành một thứ âm nhạc đời thường hơn. Những buổi biểu diễn công chúng ở hội trường lớn diễn ra đòi hỏi những yêu cầu mới về kích thước, âm thanh.

Violin đã được cải tiến để đáp ứng trước những yêu cầu mới dẫn đến thời kỳ chuyển giao ở thế kỷ XIX. Ngựa đàn (the bridge) được làm tăng lên để tăng độ to của âm thanh. Nó kéo theo sự thay đổi các góc bấn của phím đàn, đòi hỏi các nghệ sĩ phải dùng nhiều lực hơn để chơi các nốt ở cao. Vĩ cũng được tăng độ dài, mạnh mẽ hơn.

Trong những năm 1820, nhà soạn nhạc và bậc thầy violin Đức Louis Spohr (1784-1859) phát minh ra the chin – rest, tạo điều kiện cho phong trào the sliding movement of the left hand (trượt của bàn tay trái).

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ–NHẬN DẠY ĐÀN VIOLIN TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN XIN LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 

Website: https://danviolin.com/

Email: info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Lợi ích cho người lớn tuổi khi học đàn Violin
Hiện nay, Violin đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết: kết cấu đẹp mắt, âm thanh du…
Khái niệm về đàn Violin
Violon là một loại nhạc cụ âm nhạc được nhiều người yêu thích. Bạn đã nghe, đã ham mê và…
Lợi ích khi cho trẻ học đàn Violin
Ngày nay, các bậc phụ huynh thường hay chọn cho con mình một lớp nhạc cụ để theo học. Học…
Tại sao nên học đàn Violin?
Bạn đang trong quá trình tìm hiểu về việc học nhạc cụ? Bạn thắc mắc về một vài loại đàn,…
Lợi ích đến từ việc học đàn Violin
Đã bao giờ bạn cảm thấy việc học đàn Violin đem lại nhiều lợi ích bản thân? Thật vậy, việc…
Dạy đàn Violin tại nhà TP HCM
Trung tâm Gia sư Tài Năng Trẻ với đội ngũ gia sư giỏi về kiến thức âm nhạc, kiến thức…